Son Heung Min tình tứ cùng Jeon Ji Hyun tại thảm đỏ sau lùm xùm sự nghiệp
Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (giai đoạn 1) chiều dài 51 km; điểm đầu kết nối với đường Vành đai 3 - TP.HCM thuộc huyện Củ Chi, TP.HCM; điểm cuối giao với quốc lộ 22 (Km53+850) thuộc huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.Dự án được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP (hợp đồng BOT). Giai đoạn 1 đầu tư 4 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Sơ bộ tổng mức đầu tư là 19.617 tỉ đồng, được đầu tư theo hình thức PPP (Hợp đồng BOT). Trong đó, phần vốn nhà đầu tư chịu trách nhiệm thu xếp là 9.943 tỉ đồng, phần vốn Nhà nước tham gia vào dự án là 9.674 tỉ đồng (ngân sách Trung ương 2.872 tỉ đồng; ngân sách TP.HCM 6.802 tỉ đồng).Theo phương án được duyệt, tuyến cao tốc nối TP.HCM với Tây Ninh sẽ được khởi công vào tháng 1.2026; hoàn thành, đưa dự án vào khai thác cuối năm 2027.Chiều 5.3, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cho biết: Từ tháng 2 đến nay, TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung triển khai công tác cắm mốc, giao ranh trên địa bàn 2 địa phương, phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (giai đoạn 1) theo phương thức Hợp đồng BOT.Trên tổng chiều dài tuyến 51 km có tổng cộng 3029 cọc mốc sẽ được cắm và được triển khai thành 2 đợt. Cụ thể, đợt 1 có tổng cộng 2.102 cọc (trong đó TP.HCM 1.083 cọc và Tây Ninh 1.019 cọc) trên tổng chiều dài 36,4 km (khoảng 70% khối lượng công việc) bao gồm những đoạn tuyến thẳng, không phức tạp về kỹ thuật, không liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu. Tính đến 4.3 đã có 1.029/1.083 cọc trên địa bàn TP.HCM được cắm (đạt 95%) và 899/1.019 cọc trên địa bàn tỉnh Tây Ninh được cắm (đạt 88%). Công tác này dự kiến hoàn thành trước 15.3.Đợt 2 có tổng cộng 927 cọc (TP.HCM cắm 126 cọc và Tây Ninh 801 cọc) trên tuyến chiều dài 14,16 km (khoảng 30% còn lại) bao gồm những đoạn tuyến có nút giao, yếu tố kỹ thuật phức tạp, có liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu... sẽ tiến hành trong giai đoạn từ 15 - 31.3. Các đơn vị dự kiến hoàn thành công tác kiểm đếm, đo vẽ trước 30.4, duyệt dự án bồi thường tái định cư trước 30.6 và khởi công xây dựng dự án thành phần 2 "Đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc" (các gói thầu xây lắp dùng vốn ngân sách) vào 2.9.2025. Sau đó, khởi công xây dựng dự án thành phần 1 "Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giai đoạn 1 (các gói thầu xây lắp dùng vốn PPP); tháng 1.2026, hoàn thành thông xe toàn dự án vào 31.12.2027."Công tác cắm mốc và công tác bàn giao ranh bồi thường giải phóng mặt bằng cho các địa phương sẽ được triển khai song song, làm cơ sở để các địa phương tiến hành công tác vận động người dân hỗ trợ công tác đo vẽ, kiểm đếm, thu thập hồ sơ pháp lý... trong bước tiếp theo. Việc tiến hành và hoàn thành trước 31.3 công tác cắm mốc, giao ranh phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đồng loạt trên địa bàn 21 xã, phường thuộc 2 địa phương TP.HCM và tỉnh Tây Ninh là một bước ngoặt quan trọng trong tiến độ triển khai dự án, tạo sự quan tâm, ủng hộ, đồng thuận, tâm lý phấn khởi trong người dân và tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ triển khai các bước tiếp theo" - ông Lương Minh Phúc nói.Bên cạnh đó, Ban Giao thông đang tập trung phối hợp với tỉnh Tây Ninh để khởi công gói thầu rà phá bom mìn trên địa bàn TP.HCM và Tây Ninh ,dự kiến vào ngày 25.4 nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.Hoang mang vì vỡ hụi
Ngày 11.3, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa cho biết, kết quả xét nghiệm các mẫu nước lấy tại nhiều vị trí trên suối Cổ Đam (TX.Bỉm Sơn, Thanh Hóa) phát hiện nguồn nước bị ô nhiễm, chất lượng nước rất xấu. Đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng cá tự nhiên chết trắng thời gian qua.Cụ thể, kết quả phân tích các mẫu nước lấy dọc theo suối Cổ Đam gồm các mẫu NM1 (lấy tại vị trí gần Khu công nghiệp Bỉm Sơn B), NM2 (gần khu vực một trạm trộn bê tông), và mẫu NM3 (tại khu vực gần chợ Ruổi) đều cho thấy chất lượng nước rất xấu, có các chỉ tiêu thông thường vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần. Trong khi đó, các mẫu cá lấy để phân tích không phát hiện các bệnh truyền nhiễm, nấm, ký sinh trùng.Từ kết quả kiểm tra, phân tích trên, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa xác định nguyên nhân các loài thủy sản tự nhiên trên suối Cổ Đam chết là do nguồn nước suối bị ô nhiễm.UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao cho Ban Quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (cơ quan quản lý các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa) kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghiệp Bỉm Sơn B. Đồng thời, giao cho Công an tỉnh Thanh Hóa điều tra, xử lý cơ sở xả nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, từ ngày 18 - 24.2, trên suối Cổ Đam (TX.Bỉm Sơn) xuất hiện tình trạng các loài cá tự nhiên như cá rô phi, cá chép, cá chuối, cá mương... chết bất thường với số lượng lớn.
Hủ tiếu Mỹ Tho thân thương niềm nhớ
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rất nhiều đoàn khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế để du xuân.Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, Quảng Nam) yên bình bên dòng sông Cổ Cò, cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía đông bắc.Đến với làng du lịch nổi tiếng nhất thế giới này, du khách không chỉ ngắm cảnh, xem người dân trồng rau mà có thể giao lưu với nhà nông để được trải nghiệm về cách chăm sóc, tưới rau, thu hoạch... Khách có thể đạp xe dạo trên những con đường quanh làng rau để được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, yên bình...Nhiều năm qua, làng rau Trà Quế trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Tháng 4.2022, Bộ VH-TT-DL công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cuối năm 2024, Tổ chức Du lịch Liên Hiệp Quốc (UN Tourism) cũng đã công nhận làng rau Trà Quế là làng du lịch tốt nhất thế giới.Những danh xưng này đang mang đến cho làng nghề truyền thống cơ hội nâng cao thương hiệu, phát triển du lịch bền vững.Đây là làng nghề trồng rau truyền thống được hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo các bô lão, danh xưng đầu tiên của làng là Nhự Quế (nghĩa là mùi thơm của rau như mùi hương cây quế), sau đổi thành Trà Quế (rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà).Trà Quế có đến hơn 40 loại rau, trong đó nổi bật phải kể đến rau thơm. Vẫn là hành, rau răm, tía tô, húng, rau mùi... như ở nhiều làng quê khác, nhưng rau Trà Quế thơm và có vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.Ông Nguyễn Lên (65 tuổi), người có thâm niên 46 năm trồng rau ở làng rau Trà Quế, cho biết những năm qua khách du lịch tìm đến Trà Quế tham quan tương đối đông, đặc biệt là trải nghiệm công việc làm nông. Trung bình mỗi ngày ông phụ trách "cầm tay chỉ việc" cho hàng chục du khách quốc tế, từ xới đất, bón phân cho tới tưới rau."Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, du khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế rất đông. Đến với làng rau này, hầu hết du khách đều muốn "hóa thân" thành những nông dân thực thụ để trồng, chăm sóc, tưới nước cho cây rau. Từ khi làng rau được công nhận làng du lịch tốt nhất thế giới, du khách đến đây mỗi ngày một đông hơn, thậm chí đứng trưa vẫn có khách đặt tour trải nghiệm làm nông dân", ông Lên nói.Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, vườn trải nghiệm trồng rau của ông Lên hiếm khi nào vắng khách.Đang hào hứng gánh nước tưới đều luống rau mới vun trồng, bà Siobhan (du khách Australia) vui vẻ cho hay thông qua kênh thông tin đại chúng, vợ chồng bà biết được làng rau Trà Quế vừa được công nhận là làng du lịch tốt nhất thế giới.Vì vậy, ngay khi sang Việt Nam những ngày giáp tết, địa điểm đầu tiên vợ chồng bà muốn đến tham quan là làng rau Trà Quế."Thật thú vị khi được hóa thân thành nông dân để thực hiện các công đoạn của việc trồng rau. Đây chắc chắn là kỷ niệm không thể nào quên", bà Siobhan chia sẻ.Dưới đây là một số hình ảnh PV Thanh Niên ghi nhận du khách quốc tế du xuân ở làng rau di sản hơn 400 năm tuổi ở TP.Hội An:
Trong không khí rộn ràng, ấm cúng của những ngày Tết Nguyên đán, nhiều người chia sẻ hình ảnh, clip sum vầy cùng gia đình lên mạng xã hội. Trong đó có clip cụ ông 98 tuổi vui vẻ lì xì cho em gái 96 tuổi, cụ bà cũng gửi lời chúc dễ thương đến anh trai: "Năm mới mừng tuổi anh hai khỏe mạnh, sống lâu vô thời hạn".Trao đổi với Thanh Niên, chị Thái Lam Lam, cháu dâu của cụ bà cho biết, cụ ông trong clip là Trần Ngọc Đáng (98 tuổi), cụ bà là Trần Thị Khen (96 tuổi). Cụ Khen là bà ngoại của chồng chị Lam. Cụ ông hiện đang ở trong một khu nhà vườn ở TX.Tân Châu, An Giang còn cụ bà ở với con cháu tại TP.HCM. Cụ ông và cụ bà còn một em gái út tên là Trần Ngọc Trong năm nay 89 tuổi, nhà ở cách anh trai không xa."Mỗi tết con cháu đều đưa các cụ cùng gặp nhau ở quê. Vườn ở quê có mấy căn nhà liền kề, anh em đều ở gần đó. Mong muốn của tất cả con cháu là các cụ luôn khỏe mạnh, vui vẻ bên nhau, sống lâu mãi mãi. Dịp tết này, các cụ gặp nhau, mỗi sáng đều ngồi lại trò chuyện nhắc lại kỷ niệm xưa rất vui vẻ".Được biết, cụ ông có 7 người con, em gái có 3 người con đều đã lớn tuổi. Nhiều người bày tỏ sự xúc động trước tình cảm giữa hai anh em, đồng thời khen ngợi sự "trẻ trung", lạc quan của cả hai cụ.Tài khoản Bình Nguyên bình luận: "Đến tuổi này mà vẫn giữ được tình cảm anh em vậy thật quý lắm, gia đình phước đức nhiều". Bạn Tứ Đức chia sẻ: "Ông bà dễ thương quá, chắc lúc trẻ ông cưng em gái dữ lắm. Chúc 2 cụ năm mới nhiều sức khỏe, gia đình con cháu bình an".
Phụ nữ Quảng Ngãi làm du lịch
VIDEO: 4 mẫu sedan được ưa chuộng nhất thị trường Việt Nam